LĐTBXH là viết tắt của từ gì? Có ý nghĩa như thế nào?
Có nhiều bạn thắc mắc liên quan đến các từ viết tắt tương tự như LĐTBXH, LĐ-TB-XH, LĐTB&XH hay Bộ LĐ TB XH, …Các từ này đều là các từ viết tắt của Bộ Lao động Thương Binh và Xã hội. Đây là một Bộ ở nước ta thực hiện chức năng quản lý nhà nước về lao động, việc làm, an toàn lao động, dạy nghề, chính sách đối với thương binh, liệt sĩ và người có công, bảo trợ xã hội, phòng chống tệ nạn xã hội. Trong các vấn đề mà Bộ chủ quản có các vấn đề liên quan đến việc làm và xuất khẩu lao động. Chính vì thế nên khi các bạn tìm hiểu thông tin liên quan đến xuất khẩu lao động thường sẽ thấy có nhắc đến Bộ Lao động Thương Binh và Xã hội. Do tên gọi của Bộ tương đối dài nên trên các trang thông tin thường viết tắt là LĐTBXH.
LĐTBXH là viết tắt của từ gì
Như vừa nói bên trên, LĐTBXH là viết tắt của cụm từ Lao động Thương binh và Xã hội. Khi viết tắt là LĐTBXH chúng ta sẽ hiểu đây là viết tắt tên gọi của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội. Nếu các bạn chưa hểu Bộ Lao động Thương binh và Xã hội là gì thì có thể giải thích đơn giản đây là một trong 18 Bộ nằm trong cơ cấu chính phủ VIệt Nam. Mỗi Bộ trong cơ cấu chính phủ sẽ có quyền hạn và chủ quản các vấn đề khác nhau liên quan đến kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội. Riêng về Bộ LĐTBXH, Bộ chủ quản về các vấn đề liên quan đến lao động, việc làm, dạy nghề, bảo trợ xã hội, chính sách đối với thương binh, liệt sĩ và người có công, an toàn lao động, phòng chống tệ nạn xã hội.
Các tên gọi tắt khác của Bộ LĐTBXH
Do tên gọi của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội tương đối dài nên trên các phương tiện truyền thông cũng như báo đài thường viết tắt tên của Bộ cho người xem, người đọc không có cảm giác dài dòng. Tùy vào từng đơn vị cũng như cách viết mà tên viết tắt này của Bộ cũng khác nhau. Trên website chính thức của Bộ LĐTBXH, thường các bài viết thông tin trên website phổ biến với hai cách viết tắt là LĐTBXH và LĐ-TBXH. Còn như trên Website của NBO thì thường viết tắt là LĐTB&XH.
Do không có quy định cụ thể về tên viết tắt nên ngoài các cách viết tắt khá phổ biến trên, vẫn còn khá nhiều cách viết tắt khác tùy theo từng tác giả ví dụ như:
- LĐ-TB-XH
- LĐTB-XH
- Bộ LĐ TB XH
- Bộ LĐ-TB&XH
- LĐ – TBXH
Chính vì cách viết tắt khác nhau nên khi đọc thông tin các bạn nên chú ý quy ước viết tắt do tác giả bài viết đó đặt ra. Quy ước này nằm ngay trong cặp dấu ngoặc đơn được đặt sau từ viết tắt. Ví dụ, tác giả viết “Bộ Lao động Thương binh và Xã hội (LĐ TB&XH) …” thì các bạn nên hiểu tác giả đã quy ước cụm từ Bộ Lao động Thương binh và Xã hội được nhắc đến trong bài viết đó sẽ có thể được viết tắt là “LĐ TB&XH”.
Hi vọng vói những thông tin trên, các bạn đã hiểu LĐTBXH là gì. Nếu bạn còn thắc mắc hãy để lại comment để mọi người cùng thảo luận nhé. Cảm ơn các bạn đã theo dõi bài viết này.
Tags: Aichi, batimex, chế biến thực phẩm, chi phí xuất khẩu lao động Nhật Bản, Chiba, cơm hộp, đóng gói công nghiệp, Ehime, Fukui, Gifu, Gunma, Hiroshima, Hyogo, Ibaraki, Ishikawa, Kagawa, Kagoshima, Kanagawa, Kochi và Tokushima. Fukuoka, Kumamoto, kỹ sư nhật bản, Kyoto, Mie, Miyazaki, Nagano, Nagasaki, Nara, Niigata, Oita, Okayama, Okinawa, Osaka, polimex, Saga, Saitama, Shiga, Shimane, Shizuoka, thực tập sinh kỹ năng Nhật bản, Tochigi, Tokyo, Tottori, Toyama, traenco, visa kỹ năng đặc định, Wakayama, xuất khẩu lao động Nhật Bản, Yamaguchi, Yamanashi