Phỏng vấn đi Nhật không hề giống như việc thi đại học, không phải cứ học giỏi, học thuộc là sẽ đỗ. Để có thể thành công trong một cuộc phỏng vấn đi Nhật thì người lao động cần phải hiểu rõ được quá trình thi tuyển gồm những phần thi nào. Từ đó chuẩn bị những câu trả lời phù hợp với điều mà phía tuyển dụng Nhật Bản đang mong muốn..

MỤC LỤC BÀI VIẾT

1. Trang phục, tác phong và thái độ khi phỏng vấn đi Nhật

Đã có rất nhiều bạn thi trượt ngay từ những vòng đầu bởi vì thiếu kỹ năng phỏng vấn. Vì thế nên việc đọc hết bài viết này là điều rất cần thiết.

1.1 Trang phục

Khi tham gia phỏng vấn, người lao động nên ăn mặc gọn gàng, không nhuộm tóc, không nên đeo đồ trang sức và nên để mặt mộc.

Nguyên tắc khi đi phỏng vấn của Laodong24h.com.vn là: đây không phải show diễn thời trang, tôi đi phỏng vấn xin việc.

1.2 Tác phong

Tự tin là điều quan trọng khi tham gia phỏng vấn xuất khẩu lao động Nhật Bản. Có rất nhiều bạn vì quá lo lắng mà cứ hồi hộp, nôn nao, đến lúc thi tuyển thì lại quên sạch những điều đã học.

Hãy thử tập luyện trước gương ít nhất 1 lần, xem lại dáng đi, cử chỉ của mình có ổn hay không.

1.3 Thái độ

Về phần này thì chúng tôi chỉ khuyên người lao động nên chú ý đến cách ăn nói. Cho dù bạn đã biết tiếng Nhật hay chưa thì việc sử dụng kính ngữ vẫn là điều quan trọng.

2. Giới thiệu bản thân bằng tiếng Nhật

Dưới đây là video chuẩn của một buổi phỏng vấn thi tuyển đơn hàng đi Nhật. Khi thi tuyển sẽ có phiên dịch người Việt ở bên nên có thắc mắc sẽ được nhắc bài.

Chi tiết hơn về phần giới thiệu bản thân thì cán bộ của công ty sẽ trực tiếp hướng dẫn người lao động.

3. Những câu hỏi thường gặp khi phỏng vấn đi XKLD Nhật Bản

Dưới đây là TOP 5 câu hỏi thường gặp khi phỏng vấn đi Nhật Bản làm việc.

3.1 Ưu / Nhược điểm của bạn là gì?

Khi trả lời câu hỏi này, người lao động chỉ cần thoải mái nêu ra những ưu nhược điểm của bản thân. Tuy nhiên cần lưu ý như sau:

  • Không nói quá nhiều về nhược điểm, tránh những nhược điểm liên quan đến công việc đang ứng tuyển
  • Ưu điểm chỉ nên nói khoảng 2-3 câu ngắn gọn

Nếu bạn nói quá nhiều ưu điểm thì rất có thể người Nhật sẽ gặng hỏi thêm chi tiết về thành tích bạn đạt được với ưu điểm đó.

3.2 Tại sao bạn lại chọn Nhật Bản?

Có lẽ câu trả lời duy nhất trong đầu của bạn lúc này là “vì lương cao” – Tuy nhiên đừng trả lời như thế.

Người lao động nên trả lời câu hỏi một cách chung chung hoặc trả lời thẳng thắn: “Tôi muốn đi Nhật Bản vì muốn kiếm thêm thu thập, phụ giúp gia đình”, “tôi muốn học hỏi kinh nghiệm làm việc từ người Nhật, tôi muốn đầu tư cho tương lai”.

3.3 Bạn có chịu được vất vả hay không?

Có một điều mà chúng ta thường ít để ý tới, đó là nếu công việc nhàn mà có thu nhập cao thì người Nhật họ đã làm hết rồi. Và các công ty Nhật Bản đến Việt Nam tuyển dụng vì họ biết thu nhập chênh lệch giữa 2 nước và người Việt mình chăm chỉ.

Hãy thể hiện tinh thần sẵn sàng làm việc của bạn trong câu nói này bằng “Việc gì người Nhật làm được thì tôi cũng làm được”

3.4 Tại sao bạn lại lựa chọn công việc này?

Bất cứ công ty nào cũng đều muốn tuyển dụng một nhân viên mà họ yêu thích công việc đang ứng tuyển chứ không phải vì đang thất nghiệp.

Vì thế nên bạn hãy trả lời những hiểu biết của bạn về đơn hàng đang ứng tuyển, ví dụ như: “Tôi tham gia đơn hàng may mặc này vì tôi đã có kinh nghiệm may 2 năm” hay “Tôi chọn công việc làm cơm hộp này vì tôi giỏi nấu ăn”

3.5 Sau khi về nước bạn sẽ làm gì?

Hãy thẳng thắn với ước mơ và định hướng của bạn, thông qua câu trả lời này người Nhật sẽ đánh giá xem bạn là con người như thế nào.

Bạn cũng có thể trả lời chung chung như: “Sau khi về nước, tôi sẽ sửa lại căn nhà cho cha mẹ và xin việc vào một vị trí tương tự tại một công ty Nhật Bản ở Việt Nam.

4. Phần thi thực hành

Khi thi tuyển đơn hàng xuất khẩu lao động Nhật, ngoài phỏng vấn ra thì sẽ có thêm 1 phần thi thực hành.

Tùy vào từng ngành nghề mà phần thi này sẽ khác nhau chứ không cố định.

  • Đối với Nữ: các đơn hàng như may mặc, lắp ráp linh kiện điện tử và chế biến thực phẩm sẽ test khéo tay như cắt gọt hoa quả, gấp giấy, gắp hạt đậu,… cho đến may theo hình, may theo yêu cầu
  • Đối với Nam: các đơn hàng xây dựng, cơ khí hay nông nghiệp thường sẽ test thể lực bằng cách hít đất, chạy,…. và các phần thi tay nghề.

Nếu chuẩn bị tốt cả 2 phần thi thì việc thi đỗ đơn hàng là điều tất yếu. Trong trường hợp không may mắn và bạn không hoàn thành tốt 1 phần thi nào đó thì hãy bù đắp lại bằng một phần thi khác thật tốt.

Chúc các bạn thành công!

Bài viết này hữu ích như thế nào?

Nhấp vào một ngôi sao để đánh giá nó!

Average rating 0 / 5. Vote count: 0

Không có phiếu bầu nào cho đến nay! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài viết này.

Để lại thông tin để chúng tôi tư vấn cho bạn!