THUẾ THỊ DÂN LÀ GÌ ?
Nội dung
ToggleMỤC LỤC BÀI VIẾT
1.Thuế thị dân là gì?
1.1 Thuế thị dân là gì?
Nhật Bản có khoảng 50 loại thuế khác nhau, bao gồm các loại như “thuế nhà nước” nộp cho Chính phủ và “thuế địa phương” nộp cho chính quyền sở tại, hay “thuế trực tiếp” là loại thuế người nộp thuế trực tiếp nộp và “thuế gián tiếp” là loại thuế người nộp thuế gián tiếp nộp. Trong đó, “thuế thị dân” là loại thuế được tính trên thu nhập của người nộp thuế không phân biệt quốc tịch, nộp cho chính quyền địa phương tại nơi cư trú ở Nhật Bản. Tiền thuế thị dân bao gồm “thuế cư dân tỉnh, thành phố” và “thuế cư dân quận, huyện, thị xã” được sử dụng để phục vụ cho các dịch vụ hành chính của chính quyền địa phương. Ngoài ra, thuế thị dân còn có “thuế thị dân pháp nhân” dành cho đối tượng là pháp nhân. Trong phạm vi bài viết này, chúng tôi chỉ giải thích về “thuế thị dân cá nhân” dành cho đối tượng là cá nhân.
1.2 Đối tượng nộp “thuế thị dân”
Cho dù bạn là người nước ngoài nhưng nếu bạn đang làm việc tại Nhật Bản có thu nhập cao hơn mức theo quy định thì bạn phải nộp thuế thị dân. Nghĩa vụ nộp thuế phát sinh khi bạn là “cá nhân cư trú” hoặc sinh sống tại Nhật Bản liên tục trong vòng 1 năm trở lên kể từ thời điểm ngày 1 tháng 1 của năm đó. “Cá nhân cư trú” bao gồm 2 đối tượng: đối tượng người cư trú vĩnh viễn (người có quốc tịch Nhật Bản hoặc trong 10 năm trở lại đây có tổng thời gian sống tại Nhật trên 5 năm) và đối tượng cư trú không vĩnh viễn (là người không có quốc tịch Nhật Bản; trong 10 năm trở lại đây có tổng thời gian sống tại Nhật dưới 5 năm; hoặc không phải là cá nhân không cư trú).
Thuế thị dân được cơ quan hành chính thành phố quận huyện thị xã nơi người có nghĩa vụ nộp thuế thị dân thu vào thời điểm ngày 1 tháng 1; tiền thuế năm nay được tính dựa trên thu nhập năm trước nên người nước ngoài không có nơi cư trú tại Nhật Bản và sinh viên không có thu nhập không phải nộp thuế.
Ngoài ra, bạn cần lưu ý rằng cho dù bạn ra khỏi Nhật Bản từ ngày 2 tháng 1 nhưng nếu bạn có thu nhập trong năm trước thì vẫn phát sinh nghĩa vụ nộp thuế thị dân.
1.3 Nộp thuế như thế nào?
Bạn có thể nộp thuế thị dân theo 1 trong 2 hình thức: “thu thuế đặc biệt” trong đó thuế thị dân hàng tháng được khấu trừ từ tiền lương tháng hoặc “thu thuế thông thường” là mỗi cá nhân tự nộp thuế. Các công ty có trách nhiệm khấu trừ các loại tiền thuế bao gồm cả thuế thị dân,… từ tiền lương khi trả lương cho người lao động. Do đó, người được nhận lương như nhân viên công ty hay người làm thêm giờ,… không cần tự mình làm thủ tục nộp thuế.
Tiền thuế thị dân sẽ được tính bởi cơ quan chính quyền địa phương dựa trên thu nhập của năm trước đó và được thông báo cho công ty nơi bạn đang làm việc. Công ty sẽ dựa trên thông báo thuế để khấu trừ tiền thuế thị dân. Thông thường, việc nộp thuế thị dân sẽ được chia đều hàng tháng từ tháng 6 đến tháng 5 năm sau.
Người có thu nhập trong năm trước, dù là chủ cơ sở kinh doanh tư nhân hay người hiện không có việc làm đều là đối tượng trưng thu thông thường. Những người này phải nộp gộp một lần hoặc chia thành 4 lần nộp theo thông báo nộp thuế của chính quyền thành phố, quận, huyện, thị xã. Người nộp thuế có thể nộp thông qua bưu điện, các tổ chức tài chính, hoặc qua cửa hàng tiện lợi.
2. Những câu hỏi liên quan đến thuế thị dân
Tiếp theo, chúng ta cùng tìm hiểu kĩ hơn về thuế thị dân.
Q1. Thời hạn tính thuế thị dân là từ khi nào?
A. Từ ngày 1/1 đến ngày 31/12
Q2. Cách tính thuế?
A. Thuế thị dân được nộp vào ngày 1/1 tại nơi cư trú hiện tại được tính bằng tổng “tiền thuế theo tỉ lệ thu nhập”+ “tiền thuế theo tỉ lệ bình quân” trong thời gian từ ngày 1/1 đến 31/12 của năm trước.
Tiền thuế theo tỉ lệ thu nhập [thu nhập chịu thuế* (tính trên thu nhập của năm trước) x thuế suất 10%]
+
Tiền thuế theo tỉ lệ bình quân (số tiền nhất định theo quy định)
“Tiền thuế theo tỉ lệ thu nhập” là số tiền phải nộp được tính theo thu nhập. Thuế suất thông thường là 10% (thuế cư dân thành phố, quận, huyện, thị xã là 6%, thuế cư dân tỉnh, thành phố 4%)
※Mức thuế suất này trên toàn quốc là khoảng 10%, nhưng cũng có những địa phương áp dụng mức thuế riêng.
“Tiền thuế theo tỉ lệ bình quân” là một mức tiền cố định không liên quan đến thu nhập. Thông thường là khoảng 5.000 yên (trong đó, thuế cư dân thành phố huyện thị xã là 3.500 yên, thuế cư dân tỉnh thành phố là 1.500 yên)
※Nhằm đóng góp vào quỹ phòng chống thiên tai của chính quyền địa phương, trong vòng 10 năm từ 2014~2023, người dân sẽ phải nộp thêm một khoản thuế là 1.000 yên là tiền thuế cư dân thành phố huyện thị xã và thuế cư dân tỉnh thành phố mỗi loại 500 yên.
*Phương pháp tính thu nhập chịu thuế
Thu nhập chịu thuế = tổng thu nhập – các khoản bị trừ từ tổng thu nhập (khấu trừ thu nhập lương, các chi phí cần thiết) – khấu trừ thu nhập**
**Khấu trừ thu nhập là các khoản được loại ra từ thu nhập. Trong quy định về thuế thị dân, đó là 13 loại khấu trừ, bao gồm khấu trừ cơ sở, khấu trừ người phụ thuộc, khấu trừ tiền bảo hiểm xã hội, khấu trừ bảo hiểm sức khỏe,… Khấu trừ thu nhập không áp dụng chung cho tất cả mọi người, mà chỉ được áp dụng khi đối tượng chịu thuế đáp ứng một số điều kiện nhất định. Bạn có thể tìm hiểu nội dung chi tiết tại website của cơ quan hành chính địa phương.
Q3. Ai là người phụ trách tính thuế?
A. Việc tính thuế thị dân sẽ được thực hiện bởi cơ quan hành chính thành phố quận huyện thị xã. Sau khi xác định được mức tiền thuế phải nộp, đơn vị này sẽ gửi thông báo thuế và giấy yêu cầu nộp thuế đến công ty nơi bạn làm việc vào khoảng tháng 4~5 hàng năm. Nếu bạn là chủ cơ sở kinh doanh tư nhân thì giấy tờ liên quan sẽ được gửi đến nhà riêng hoặc văn phòng làm việc.
Thuế cư dân tỉnh thành phố và thuế cư dân thành phố quận huyện thị xã đều được thu bởi các thành phố quận huyện thị xã. Do đó, người có nghĩa vụ nộp thuế không cần trực tiếp chi trả một phần của thuế thị dân cho cơ quan hành chính tỉnh thành phố.
Q4. Tiền thuế thị dân mỗi năm khoảng bao nhiêu?
A. Tiền thuế thị dân nộp theo thu nhập năm được tính như bảng dưới đây.
*Bảng dưới đây được tính toán đối với người độc thân (không có vợ/chồng, thân quyến phụ thuộc) nên khấu trừ thu nhập chỉ bao gồm khấu trừ cơ sở.
Thu nhập năm | Số tiền theo năm | Số tiền theo tháng |
---|---|---|
200 vạn yên | 94,000 yên | 7,833 yên |
300 vạn yên | 164,000 yên | 13,666 yên |
400 vạn yên | 238,000 yên | 19,833 yên |
500 vạn yên | 318,000 yên | 26,500 yên |
3. Thuế thị dân có nhiều quá không? Đối tượng được miễn giảm thuế thị dân là ai?
Theo quy định của Nhật Bản, tất cả các khoản thu nhập của người cư trú, bất kể trong hay ngoài nước đều phải chịu thuế. Tuy nhiên, các khoản thu từ nước ngoài có thể đã phải nộp thuế theo quy định của hệ thống thuế ở nước ngoài và để tránh đánh thuế hai lần thì thuế thị dân của người nước ngoài đối với khoản thu đó có thể được miễn/giảm.
3.1 Giảm thuế với thu nhập ở nước ngoài*
Nếu bạn có thu nhập như tiền lương hay thu nhập cổ tức từ nước ngoài và bạn đã nộp thuế thu nhập và loại thuế tương ứng với thuế thị dân cá nhân theo quy định tại quốc gia đó thì luật pháp Nhật Bản cho phép bạn được khấu trừ tiền thuế đã nộp ở nước ngoài từ khoản thu nhập của năm đó. Trường hợp tiền thuế đã nộp ở nước ngoài không được hoàn hết bằng thuế thu nhập thì bạn có thể giảm trừ thuế thị dân. Nếu bạn thuộc trường hợp này thì bạn cần phải có đơn đề nghị để được xem xét.
*Nội dung chi tiết về đối tượng áp dụng giảm trừ thuế tại nước ngoài có thể xem tại website của Cục thuế Quốc gia.
3.2 Những trường hợp đặc biệt theo Hiệp ước thuế*
Nhật Bản kí kết Hiệp ước thuế với các quốc gia nhằm tránh đánh thuế hai lần và thuế thị dân cũng có một số ngoại lệ. Đối với thực tập sinh và nghiên cứu sinh tại Nhật Bản, nếu thỏa mãn một số yêu cầu theo quy định thì có thể được áp dụng giảm/miễn thuế bằng cách nộp “Giấy khai báo về hiệp ước thuế” đến cơ quan thuế và cơ quan hành chính thành phố quận huyện thị xã. Giấy khai báo phải nộp trước ngày 15/3 hàng năm; trường hợp không nộp giấy khai báo sẽ không được miễn giảm thuế thị dân.
*Xem nội dung chi tiết tại website của Cục thuế Quốc gia.
4.Thuế thị dân được miễn khi nào?
Mức thu nhập tiêu chuẩn để không phải tính thuế đối với nhân viên công ty đang độc thân là khoảng 1 triệu yên mỗi năm (mức thu nhập này khác nhau tùy theo từng khu vực). Trường hợp bạn chỉ làm bán thời gian nhưng có thu nhập trên 1 triệu yên/năm thì vẫn phải có nghĩa vụ nộp thuế thị dân. Người làm việc bán thời gian, làm việc theo giờ nhưng có nhận lương sẽ vẫn được công ty tiến hành mọi thủ tục cần thiết liên quan, không cần phải tự mình làm thủ tục nộp thuế. Nếu thu nhập trên 1,03 triệu yên/năm và không bị khấu trừ tại nguồn thì bạn cần phải khai báo thuế. Ngoài ra, việc kê khai và tính thuế sẽ được tính theo thu nhập năm nên cho dù bạn chỉ làm việc bán thời gian và thu nhập theo năm ở mỗi nơi chưa đến 1 triệu yên, nhưng tổng cộng đạt trên 1 triệu yên thì vẫn phải nộp thuế thị dân.
5.Những lưu ý khi nộp thuế thị dân
Trường hợp người đang nộp thuế thị dân theo hình thức trưng thu đặc biệt nghỉ việc giữa chừng thì phần tiền thuế thị dân chưa nộp sẽ được chuyển sang hình thức trưng thu bình thường. Tùy theo quy định của từng công ty, bạn có thể sẽ bị trừ tiền thuế thị dân chưa nộp vào phần tiền lương và tiền hỗ trợ thôi việc; do đó, bạn nên trao đổi với người phụ trách liên quan về việc xử lý tiền thuế thị dân.
Ngoài ra, nếu bạn xuất cảnh khỏi Nhật Bản và không thể nộp thuế thị dân thì bạn phải chỉ định “người ủy quyền nộp thuế” để họ thực hiện các thủ tục thuế thay bạn trước khi xuất cảnh và thông báo cho cơ quan chính quyền địa phương.
Người nước ngoài không nộp thuế thị dân có thể sẽ không được cấp phép gia hạn thời hạn lưu trú. Vì vậy, bạn cần lưu ý và đừng quên nộp thuế nhé.
Trên đây là nội dung giới thiệu về “thuế thị dân” – một loại thuế vô cùng quen thuộc khi sinh sống và có thu nhập tại Nhật Bản. Bạn hãy đọc nội dung này để hiểu rõ về thuế thị dân, từ đó thực hiện đúng nghĩa vụ nộp thuế cũng như thử kiểm tra xem mình có đang nộp thuế thừa hay không nhé.
Thông tin trong bài viết được cập nhật tại thời điểm công bố
Bài viết này hữu ích như thế nào?
Nhấp vào một ngôi sao để đánh giá nó!
Average rating 0 / 5. Vote count: 0
Không có phiếu bầu nào cho đến nay! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài viết này.