Tổ chức OTIT là gì ? Đơn vị hỗ trợ thực tập sinh kỹ năng
Nội dung
1. Tìm hiểu về tổ chức OTIT và JITCO
1.1 Tổ chức OTIT và JITCO là tổ chức gì?
Tổ chức OTIT (Organization for Technical Intern Trainning) là cơ quan quản lý thực tập sinh kỹ năng Nhật Bản.
OTIT là tổ chức trực thuộc chính phủ có quyền pháp lý được quy định rõ ràng. Theo đó, OTIT có chức năng chính là hỗ trợ thực tập sinh kỹ năng, giám định và chấp nhận các đơn vị tiếp nhận mới đăng ký, phê duyệt kế hoạch thực tập kỹ năng, quản lý hoạt động của các tổ chức quản lý (Nghiệp đoàn) và tổ chức thực hiện (công ty tiếp nhận).
JITCO là đơn vị hỗ trợ thực tập sinh kỹ năng Nhật Bản, mục đích của tổ chức JITCO là đảm bảo quyền lợi hợp pháp của thực tập sinh ở Nhật Bản. Tuy nhiên, đơn vị này không thuộc chính phủ mà chỉ là tổ chức công ích, do vậy quá trình hoạt động cũng như giám sát hoàn toàn không có quyền hạn pháp lý cũng như chế tài xử phạt được chính phủ quy định. Chú ý: Tổ chức JITCO đã chính thức dừng hoạt động từ ngày 01/11/2017 và tổ chức OTIT sẽ thay thế JITCO trong việc quản lý thực tập sinh kỹ năng Nhật Bản.
Vậy có mục đích của tổ chức OTIT là gì?
2. Tại sao tổ chức OTIT được thành lập?
Bắt đầu từ ngày 01/11/2017, chính phủ Nhật Bản chính thức ban hành luật thực tập sinh kỹ năng. Do đã có luật của chính phủ nên phải có một tổ chức có pháp lý, có quyền hạn để thực thi những quy định trong luật này.
Mà tổ chức JITCO chỉ là tổ chức công ích không thuộc chính phủ nên JITCO không có quyền hạn pháp lý để chế tài xử phạt các công ty và nghiệp đoàn tiếp nhận khi họ sai phạm hợp đồng lao động với thực tập sinh. Chính điều này nên tổ chức OTIT được thành lập và thay thế JITCO từ ngày 01/11/2017.
2. Mục đích và quyền hạn của tổ chức OTIT
2.1. Mục đích của tổ chức OTIT
Mục đích của tổ chức OTIT là hỗ trợ đảm bảo quyền lợi và phát triển nguồn nhân lực theo diện thực tập sinh.
2.2 Quyền hạn của tổ chức OTIT
Được phép rà soát các nghiệp đoàn, công ty xem có đủ khả năng tiếp nhận thực tập sinh hay không.
Được phép ngăn cấm hay hạn chế tuyển thực tập sinh với các nghiệp đoàn hay xí nghiệp có sai phạm. Nếu sai phạm quá mức sẽ bị OTIT loại ra khỏi danh sách đơn vị tiếp nhận.
Có quyền thương thảo và đưa ra kiến nghị để Bộ LĐTB&XH Việt Nam đưa ra quyết định rút giấy phép của những công ty phái cử có nhiều sai phạm.
Đứng ra hỗ trợ, tư vấn và giúp thực tập sinh khi thực tập sinh có vướng mắc về pháp lý ở Nhật Bản.
Có quyền và chức năng đòi lại các lợi ích như: lương, các chế độ khác khi công ty tiếp nhận không trả hoặc trả không đúng luật lao động của Nhật cho thực tập sinh.
3. Vai trò của tổ chức OTIT
Mục đích và vai trò cơ bản của tổ chức OTIT vẫn được giữ nguyên như mục đích và vai trò của tổ chức JITCO cũ, đó là hỗ trợ đảm bảo quyền lợi và phát triển nguồn nhân lực theo diện thực tập sinh Nhật Bản.
Bên cạnh đó, tổ chức còn có các quyền hạn khác như:
✔ Được phép kiểm tra và đánh giá các công ty, doanh nghiệp và nghiệp đoàn, từ đó đưa ra quyết định xem họ có đủ khả năng tiếp nhận thực tập sinh hay không.
✔ Được phép ngăn cấm hoặc hạn chế các công ty, nghiệp đoàn vi phạm tuyển thực tập sinh trong tương lai
✔ Có quyền thương thuyết và kiến nghị với cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam trong việc đưa ra quyết định rút giấy phép của những công ty có nhiều sai phạm.
✔ Đại diện đi đầu trong việc hỗ trợ, tư vấn và giúp thực tập sinh khi thực tập sinh gặp phải vấn đề liên quan đến pháp lý ở Nhật Bản, hỗ trợ thực tập sinh đòi lại các quyền lợi về lương, các chế độ phúc lợi khi công ty tiếp nhận thực hiện không đúng
4. Số điện thoại tư vấn hỗ trợ của OTIT
4.1 Tư vấn, hỗ trợ các vấn đề liên quan đến thực tập sinh
Các trường hợp cần tư vấn:
4.2. Tư vấn về các vấn đề liên quan đến điều kiện lao động
Dưới đây là danh sách 239 công ty của Việt Nam được phép của tổ chức OTIT để phái cử thực tập sinh sang Nhật Bản.
Bài viết này hữu ích như thế nào?
Nhấp vào một ngôi sao để đánh giá nó!
Average rating 0 / 5. Vote count: 0
Không có phiếu bầu nào cho đến nay! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài viết này.